Nguyen Ngoc Tu photo

Nguyen Ngoc Tu

Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam, được biết đến nhiều nhất bởi tập truyện gây tranh cãi mang tên Cánh đồng bất tận. Tập truyện, dù vậy, đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 và truyện ngắn Cánh đồng bất tận được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên đạo diễn bởi Nguyễn Phan Quang Bình năm 2010. Hiện cô đang sinh sống và công tác ở Đầm Dơi, Cà Mau.

Tác phẩm

Ngọn đèn không tắt (2000)

Ông ngoại (2001)

Biển người mênh mông (2003)

Giao thừa (tập truyện ngắn, 2003, tái bản 2012)

Nước chảy mây trôi (tập truyện ngắn và ký, 2004)

Cái nhìn khắc khoải

Đau gì như thể (truyện ngắn-giải ba cuộc thi truyện ngắn của báo văn nghệ năm 2004-2005)

Sống chậm thời @ (tản văn, 2006) - đồng tác giả với Lê Thiếu Nhơn

Sầu trên đỉnh Puvan (2007)

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện ngắn, 2005)

Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn, 2005)

Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (tạp bút, 2005)

Ngày mai của những ngày mai (tạp bút, 2007)

Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn, 2008)

Biển của mỗi người (tạp bút, 2008)

Yêu người ngóng núi (tản văn, 2009)

Khói trời lộng lẫy (tập truyện ngắn, 2010)

Gáy người thì lạnh (tản văn, 2012)

Bánh trái mùa xưa (2012)

Sông (tiểu thuyết, 2012)

Chấm (thơ, 2013)

Đảo (tập truyện ngắn, 2014)

Trầm tích (tập truyện ngắn, 2014), ra chung với Huệ Minh, Lê Thuý Bảo Nhi, Thi Nguyễn.

Đong tấm lòng (gồm hơn 30 tản văn), Nhà xuất bản Trẻ, 2015

Không ai qua sông (tập truyện ngắn, 2016)

Cố định một đám mây (tập truyện ngắn, 2018)


“Ông bà già cũng vậy, ngồi ở chợ mà chỏng chơ, chực rơi ra khỏi chợ. Bởi hai mái đầu bạc trắng, bởi bộ đồ cũ kỹ quăn queo, bởi những món hàng quê mùa lỗi thời mà họ mang tới từ cái rạch Ổ Ó xa xôi...Ngồi bên nhau, ông bà tươi rói nói cười, có khi ngặt nghẽo như trẻ con lên bảy lên mười. Mặt trời vói qua mái hiên quán hủ tiếu mì, ông già xích ra sau lưng bà già, che nắng.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Cửa sau, với mình, ít nhiều mang cảm giác thiêng liêng của sự đầm ấm, sum vầy.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Xu cười đã bảo rồi, người tỉnh không khóc như trẻ nít vậy đâu. Người tỉnh càng mất nhiều càng chai lì, càng thản nhiên.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Cậu bỗng nghĩ căm ghét nhau cũng là một liệu pháp chống lại nỗi buồn. Sông thì dài quá. Người ta cần một thứ tình cảm mãnh liệt để biết rằng mình còn sống.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Là trẻ con, đôi khi nên tha thứ cho lỗi lầm của người lớn.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Có lần chúng tôi thả vịt nghỉ khúc kinh có bóng cây. Bỗng nỗi xẫu hổ vì mình là con người xộc lên mũi sặc sụa, khi tôi phát hiện ra chúng chẳng bao giò cưỡng đoạt và gạt gẫm nhau. Khoảng thời gian trước khi con trống trèo lên con mái rất thật, mềm mại, êm đềm...Tuyệt đối không có gì thô tục. Tôi sửng sốt. Thằng Điền sửng sốt. Trời ơi, khác với những gì chúng tôi biết (qua cha tôi, má tôi), trong sự hoan lạc (cửa những con vịt) đầy ắp thứ gọi là tình - yêu- Cánh đồng bất tận”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Khi nhận ra đó là tiếng của...vịt. Tôi cười, hớn hở. Thế giới của vịt mở ra. Không ghen tuông, (không) hờn giận, chắc tại cái đầu vịt nhỏ quá nên chỉ đủ cho yêu thương. Tôi thôi thắc mắc vì sao cả bầy trăm con chỉ cần mười, mười lăm con vịt trống.- Cánh đồng bất tận”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“- Còn gì trôi nữa không?- Kể tới tết Lào còn chưa hết. Sao không hỏi có gì không trôi không?- Có cái gì không trôi?- Đâu biết, vì ta đang trôi.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Bà già bán khói cũng nói, sống là một thứ bổn phận trời dúi vào tay, cầm thì khổ mà không cầm áy náy.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Xu hỏi viết gì mà lúi húi hoài vậy. Cậu cười, đang dẫn một người đi ngủ. Mấy trò chữ nghĩa tào lao thôi mà.- Họ có bao giờ hỏi ông sao lại để họ sống khổ sở vậy không, những nhân vật của ông ấy? Xu thắc mắc.Cậu ngạc nhiên vì câu hỏi đó. Hình dung một ngày nào đó có người đến và hỏi sao mi không để cuộc đời ta suôn sẻ mà phải bị dập vùi đến vậy? Chắc ông Nguyễn Du phải trốn gầm giường khi nhác thấy bóng Thúy Kiều ngoài ngõ.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“_ Đi với anh, có ông già bị thương quá trời, cần em băng bó lắm...”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Osho nói, trong đời người ta sẽ bị ném đá một vài lần, đau lắm lắm nhưng chết vì mấy cục đá đó thì lãng quá”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Osho nói, chữ viết làm người ta văn minh hơn nhưng cũng độc ác hơn”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Như họ đã để một kẻ xa lạ nào vào đào được vàng ở mảnh vườn của mình và chính mình bỏ hoang. Họ nghĩ yêu thì cần gì nói, tự hiểu thôi. Mấy tiếng em yêu anh hay anh yêu em tưởng sến rện, thừa thãi họ cứ để đó từ hồi cưới, chưa thử lần nào thì bị một đứa trẻ nhảy vào lủm mất, hóa ra chúng rất ngọt ngào. Họ thấy mật rỉ ra từ miệng đứa trẻ đó, và thoảng ra một mùi hương mê dụ.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Mỗi lần rời khỏi một nơi nào đó, thật khó để phân biệt, chúng tôi bỏ đi hay chạy trốn.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Nhưng cô đơn là sự tối cần của người viết, nó là một điều kiện hàng đầu của nhà văn. Không một người viết hay nào tôi biết mà không cô đơn. Không một thần tượng văn chương nào của tôi mà không bị cô đơn dày vò. Và để chạy trốn nỗi cô đơn trong giao tiếp đơn thuần mặt nhìn mặt, tay nắm tay, việc viết văn đã dẫn tôi đến sự cô đơn khác, đó là ở giữa đám đông mà họ không thấy tôi, hoặc họ thấy một cái gì đó giống tôi, họ tưởng là tôi, nhưng tôi đang đứng ở một chỗ khác, một mình, chờ một nhịp tim đồng cảm. Khi người ta bằng mọi cách chạy trốn sự cô đơn thì tôi, và những đồng nghiệp của tôi lại nuôi cô đơn, cho nó ăn để duy trì sự cô đơn tồn tại trong người mình cho cái gọi là sáng tạo văn chương.”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“buồn ác chiến”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Mỗi lần nghe câu hát" Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại ..." tôi hơi quạu, ông bà mình quá hiền lành đi, thí dụ có bị phụ phàng, thì cũng cố chanh chua, hằn học một tí, "Gió đưa thằng quỷ sứ về thành. Để tui ở lại chành ành... đắng cay". Đau, tức vậy mà trách cứ nhẹ hều... Dường như người ta vẫn yêu, đến mức không thể giận dỗi, nặng lời.Và mình thì chưa bao giờ yêu ai đến như vậy?!!!”
Nguyen Ngoc Tu
Read more
“Những cánh đồng trở thành đô thị, những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát, những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó, đã hắt hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt). Đất dưới chân chúng tôi bị thu hẹp dần. Nhưng ngay từ đầu, chúng tôi đã tự làm quẩn chân mình, vì không thể quay lại những cánh đồng cũ (với người quen cũ). Tôi đã từng trở ngược về những nơi đó theo cách của tôi, bằng mường tượng. Tôi đã gặp nhiều đứa trẻ tên Hận, tên Thù mang khuôn mặt rắp tâm của cha tôi, với đôi mắt sâu và chiếc mũi thẳng. Những đứa trẻ nhàu úa, cộc cằn, cắm cẳn, chỉ tiếng chửi thề là tươi rói, nhảy ra xoi xói ở đầu môi. Và hình ảnh đó thật đến nỗi, tôi bất giác lùi lại vì một đứa đang nhìn trân trối vào mình, ngạo nghễ...”
Nguyen Ngoc Tu
Read more