“Đấy là những năm Sài Gòn đầy những ông đạp xích lô trong khi ngóng khách ở các ngả ba, ngả tư, tranh thủ đọc các cuốn sách tiếng Anh, tiếng Pháp. Nhiều người trong số họ cũng vừa mới đi tù về.”

Huy Đức

Huy Đức - “Đấy là những năm Sài Gòn đầy những ông đạp...” 1

Similar quotes

“Họ sống như vậy, họ và các bạn họ, trong những căn hộ nhỏ dễ thương chất đầy các thứ lủng củng, với những buổi đi dạo và những bộ phim, những bữa đại tiệc thân thiện, những dự án tuyệt vời của họ. Họ không bất hạnh. Có những niềm hạnh phúc sống, thoáng qua, mờ dần, làm bừng sáng những buổi ban ngày. Có những chiều, sau bữa ăn, họ chần chừ không đứng lên khỏi bàn; họ uống hết một chai vang, gặm những trái hồ đào, châm những điếu thuốc lá. Có những đêm, họ không sao ngủ được, và, nửa nằm nửa ngồi, gối kê sau lưng, một chiếc gạt tàn để giữa, họ nói đến tận sáng. Có những ngày, họ đi dạo, vừa đi vừa tán gẫu suốt nhiều giờ. Họ tự nhìn mình trong gương của các mặt hàng, mà mỉm cười. Họ thấy tất cả đều hoàn hảo; họ bước đi một cách tự do, các cử động của họ cởi mở, thời gian như không còn tác động tới họ. Họ chỉ cần hiện hữu ở đó, trên phố, một ngày lạnh khô, gió to, mặc ấm, vào lúc chiều rơi, đi về một nơi ở của bạn bè, không vội vã nhưng sải bước, để cho một cử chỉ nhỏ nhất của mình – châm một điếu thuốc, mua một gói hạt dẻ nóng, luồn lách trong đám nhốn nháo vừa ra khỏi nhà ga – cũng hiện ra như biểu hiện rõ ràng, tức khắc, của một niềm hạnh phúc không bao giờ cạn.”

Georges Perec
Read more

“như người Tây Nguyên, đặc biệt là người Ba Na vốn rất thích lang thang, tôi mãi ngạc nhiên về họ, họ là những khách lữ hành bẩm sinh, thậm chí việc đi qua cuộc đời này đối với họ cũng là một cuộc lang thang ít nhiều vô định, phó mặc cho sự tình cờ và đầy lòng tin ở sự hay ho không gì sánh được của cái tình cờ...”

Nguyên Ngọc
Read more

“Nhưng họ sẽ không dễ dàng thoát ra khỏi câu chuyện của mình. Thời gian lại một lần nữa làm việc thay cho họ. Năm học sẽ kết thúc. Hơi nóng sẽ trở nên dễ chịu. Cả ngày Jérôme sẽ ở ngoài bãi biển và Sylvie hết giờ dạy sẽ đến đấy đón anh. Ðó sẽ là những bài tập làm văn cuối cùng. Họ sẽ âu sầu nhớ Paris, nhớ mùa xuân trên những bờ sông Seine, nhớ cái cây nở đầy hoa của họ, nhớ đại lộ Champs-Elysées, nhớ quảng trường Vosges. Họ sẽ cảm động nhớ lại sự tự do yêu quí của mình, những buổi sáng ngủ nướng, những bữa ăn dưới ánh nến. Và bạn bè sẽ dự kiến cho họ những kỳ nghỉ: một ngôi nhà lớn ở Touraine, một bữa ăn ngon, những cuộc đi chơi vùng đồng quê:Nếu như chúng ta trở về, người nọ nói. Tất cả lại có thể như xưa, ngưòi kia nói. Họ sẽ dọn hành lý. Họ sẽ xếp những cuốn sách, những tranh khắc, những bức ảnh bạn bè, sẽ vứt đi vô số giấy tờ, sẽ đem cho hàng xóm đồ đạc, các tấm ván xẻ dối, các viên gạch 12 lỗ, sẽ gửi rương hòm đi. Họ sẽ đếm từng ngày, từng giờ, từng phút.”

Georges Perec
Read more

“Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai.Những ưu tư lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Như một cơn bão lốc tràn qua, những yếu tố của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại đang đe doạ xoá mờ đi hoặc ít nhất cũng là làm lung lay những giá trị đạo đức, tâm linh trong cội nguồn văn hoá dân tộc. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với lớp trẻ, bởi các em như những cây non còn chưa đủ thời gian để bám rễ sâu vững vào lòng đất mẹ, chưa đủ thời gian để cảm nhận và tiếp nhận đầy đủ những giá trị tinh hoa từ truyền thống lâu đời do tổ tiên truyền lại, và đã phải tiếp xúc quá nhiều, quá sớm với những giá trị văn hoá ngoại lai. Mặc dù phần lớn trong đó có giá trị tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội về mặt kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... nhưng cũng có không ít các yếu tố độc hại đối với tâm hồn non trẻ của tầng lớp thanh thiếu niên trong độ tuổi mới lớn.Sự độc hại này không phải do nhận xét chủ quan hay bảo thủ của thế hệ cha anh, mà là một thực tế hiển nhiên vẫn tồn tại từ Đông sang Tây, ở bất cứ xã hội, đất nước nào mà nền văn minh công nghiệp hiện đại phát triển mạnh. Nó được biểu hiện cụ thể qua những số liệu đáng lo ngại về tỷ lệ cao và rất cao của những vụ phạm pháp vị thành niên, có thai và phá thai ở độ tuổi rất sớm, hay những vụ ly hôn không lâu sau ngày cưới... và đi xa hơn nữa là nghiện rượu, là hút, chích ma tuý, rồi dẫn đến trộm cướp, tự tử... Mặc dù mục đích chính là nhắm đến việc hướng dẫn đời sống tinh thần cho lớp trẻ, chúng tôi vẫn hy vọng là loạt sách cũng góp phần củng cố những giá trị văn hoá đạo đức nói chung.Tất cả những điều đó không phải gì khác hơn mà chính là biểu hiện của sự thiếu vắng các giá trị tinh thần, các giá trị tâm linh vốn là cội nguồn của đạo đức, của văn hoá dân tộc. Các nhà giáo dục, các vị lãnh đạo của chúng ta hẳn là đã sớm nhận ra điều này và đã có những phản ứng tích cực, đúng đắn qua hàng loạt các phong trào “về nguồn” cũng như khuyến khích việc xây dựng một nền văn hoá mới “đậm đà bản sắc dân tộc”...Những gì chúng ta đã làm là đúng nhưng chưa đủ. Trong bối cảnh thực tế, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo... đang dần dần phải bó tay trong việc quản lý môi trường tiếp xúc của con em mình. Những điểm dịch vụ Internet mọc lên nhan nhản khắp nơi, và chỉ cần ngồi trước máy tính là các em có thể dễ dàng tiếp xúc với “đủ thứ trên đời” mà không một con người đạo đức nào có thể tưởng tượng ra nổi! Ở mức độ nhẹ nhất cũng là những cuộc tán gẫu (chat) hàng giờ vô bổ trên máy tính, những “chuyện tình” lãng mạn của các cô cậu nhí chưa quá tuổi 15! Và hậu quả không tránh khỏi tất nhiên là năng lực học tập sút giảm, các thói quen xấu hình thành... và hàng trăm sự việc không mong muốn cũng đều bắt đầu từ đó.Xã hội hoá giáo dục là cách duy nhất mà chúng ta có thể làm để đối phó với thực trạng phức tạp này. Và chúng ta đã khởi sự làm điều đó từ nhiều năm qua. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là một sự mở rộng hơn nữa khái niệm “xã hội hoá” và các hình thức giáo dục, trực tiếp cũng như gián tiếp. Một trong những việc làm thiết thực nhất để góp phần vào việc này có thể là cố gắng cung cấp cho các em một loạt những tựa sách có nội dung lành mạnh, hướng dẫn đời sống tinh thần cũng như vun bồi những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc. Việc bảo vệ đời sống tinh thần cho con em chúng ta là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, vì thế chúng tôi thiết nghĩ là tất cả các bậc phụ huynh đều phải tích cực tham gia, tất cả các ngành, các giới... đều phải tích cực tham gia, và hãy tham gia một cách cụ thể bằng những việc làm cụ thể.”

Nguyễn Minh Tiến
Read more

“Tôi còn nhớ một thí nghiệm bạn tôi đã làm ở đại học 45 năm về trước: một con chó bị nhốt lại trong chuồng và bịt miệng không cho sủa trong 7 ngày. Dù vẫn được cho ăn uống đầy đủ, sau khi thả ra, con chó bị những triệu chứng biến thái về tâm lý: trở nên hung dữ, thích cắn và sủa, bị táo bón, sức đề kháng yếu hẳn và không còn trung thành với chủ như trước.Xã hội nào cũng có những bức xúc giận dữ của người dân khi nhìn những cảnh trái tai gai mắt hàng ngày. Ở các xã hội được cơ hội bày tỏ sự bức xúc này bằng lá phiếu hay tự do ngôn luận, người dân thường thoải mái và hành xử văn minh hơn trong các giao tiếp. Có lẽ vì nhu cầu phải 'sủa' là một đòi hỏi của tự nhiên cho tất cả mọi sinh vật, không chỉ riêng cho loài chó? - Một tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam”

Alan Phan
Read more