“Phú quý mạc cầu, nhất phiến băng tâm cư loạnThư hoa chân ái, sổ thiên văn tự lưu phươngPhú quí chẳng màng, giữ tấm băng trinh thời loạn; Sách hoa riêng thích, thơm trang giấy mực đời sau.”
“nhưng có lúc ngòi bút chỉ rào rạo bụi mực, không lăn chảy bằng một giọt đời, và cuộc đời thì toàn bộ ởn goài kia, bên ngoài ô cửa sổ, bên ngoài bạn, và bạn cảm thấy mình sẽ không bao giờ còn có thể nương náu nơi trang giấy bạn đang viết”
“Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình.”
“- Nhà văn viết trời viết đất gì đi nữa thì thiên hạ vẫn thấy là anh ta viết về những người xung quanh mình. – Bao nhiêu oán hận nảy sinh từ đó, thưa Giáo Sĩ. – Đáng tiếc. Chẳng lẽ nhân loại oán hận người phát minh ra tấm gương soi? Văn chương cũng chính là tấm gương đấy mà.”
“Một vài cuốn sách khiến chúng ta mơ mộng , một số khác buộc chúng ta đối mặt với thực tế, nhưng điều có ý nghĩa nhất đối với một nhà văn đó là sự trung thực, chân thành và cùng với sự chân thành ấy họ viết nên cuốn sách của mình.”
“Chúng ta đang ở trong một hệ thống quốc tế mới. Hệ thống này có logic, có quy luật, có áp lực và có động lực riêng của nó - nó đáng được gọi bằng tên riêng - "Toàn Cầu Hóa". Toàn cầu hóa không chỉ là một thứ mốt kinh tế, không phải là một khuynh hướng nhất thời. Nó là một hệ thống quốc tế - một hệ thống chủ đạo, thay thế chiến tranh lạnh sau khi bức tường Berlin sụp đổ.”