“Vườn hoa mênh mông thật, không ai đi ngắm kỹ được từng bông một, nhưng càng mênh mông lại càng phải đi, kẻ theo lối này, người theo lối khác, kẻ gặp kỳ hương nọ, người gặp dị sắc kia, rồi tả lại cho người khác biết; như vậy chẳng lợi cho hạng đứng ngoài hàng rào kiễng chân ngó vô mà mù mịt chẳng thấy chút gì ư?”
“Biết đâu già đi lại là một điều hay. Bởi vì càng nhiều tuổi, người ta lại có càng nhiều ký ức. Và rồi, một lúc nào đó khi chủ nhân chết đi, những ký ức sẽ hòa lẫn vào không khí, tan vào mưa, thấm vào đất, tiếp tục tồn tại. Chúng sẽ trôi tới nhiều nơi khác, và không chừng, cũng sẽ thử len lỏi vào tim những người khác nữa. Thỉnh thoảng, có những nơi ta mới đến lần đầu nhưng chẳng hiểu sao lại có cảm giác như rất thân quen , không chừng đó là ký ức của một người xưa nào đó đang trêu chọc chúng ta. Nghĩ như vậy, tự nhiên tôi lại thấy vui.”
“Đó không phải là loại cảm xúc mạnh mẽ, bản năng khiến hai con người như bị sốc điện ngay từ lần đầu gặp gỡ, mà là một cái gì thầm lặng hơn, êm ả hơn, như hai tia sáng nhỏ nhoi cùng trôi trong bóng tối mênh mông, ngày một tiến lại gần nhau mà chính mình không biết”
“Trong tất cả những thứ được viết ra, ta chỉ yêu những gì được tác giả viết bằng máu của mình. Ngươi viết bằng máu đi, rồi ngươi sẽ biết được rằng máu chính là tinh thần.Hiểu một dòng máu xa lạ không phải là điều dễ: ta thù ghét tất cả những kẻ vô công rồi nghề ngồi đọc sách.Kẻ nào đã biết rõ độc giả thì sẽ chẳng làm gì cho người độc giả nữa. Hãy còn cả một thế kỉ độc giả nữa,- và chính tinh thần cũng sẽ bốc mùi hôi thối.Dành cho mọi người quyền học đọc, rốt cuộc lại làm hại đến những văn tự, nhưng cả tư tưởng nữa.Xưa kia tinh thần là thượng đế, rồi tinh thần trở thành người, rồi bây giờ nó hóa thành đám tiện dân.Kẻ nào dùng máu mình để viết những châm ngôn đều không muốn được đọc đến, nhưng muốn được học thuộc lòng.Trên miền núi cao, con đường ngắn nhất là con đường dẫn từ đỉnh này sang đỉnh kia; nhưng muốn theo con đường ấy, ngươi phải có đôi chân vạn dặm. Những châm ngôn phải là những đỉnh cao, vì những kẻ mà ta ngỏ lời phải là những con người cao đại tráng kiện.”
“Mỗi người sinh ra đều có một cái tên.Cái tên là dấu hiệu để phân biệt người này với người khác. Không có tên, người ta gọi là vô danh. Vô danh thì không đọng lại được trong tâm trí bất kỳ ai, không phân biệt được với ai. Nó không có hình thù. Nó chỉ là một khối nhờ nhờ.Bạn cũng biết rồi đó, cái tên khi được cha mẹ đặt cho một cách ngẫu nhiên, nhưng chính cách sống của bạn đã không ngừng chưng cất cái tên của mình qua năm tháng, giúp cho nó tỏa hương.Lão Hiếng chắc cũng từng có một cái tên như những người khác. Nhưng tính cách của lão đã lấn át và nhuộm đen cái tên cha mẹ đặt cho lão và bằng cách đó lão đã tẩy xóa cả lão lẫn cái tên của lão khỏi ký ức mọi người.Chúng tôi gọi lão Hiếng như gọi một thế lực, một hiểm họa hay một bệnh dịch chứ không như gọi một con người.”
“Tất cả đàn ông, cao hay thấp, ngạo mạn hay khiêm tốn, thân thiện hay lạnh lùng, đều có một đặc điểm chung: khi họ đến câu lạc bộ, họ đang sợ. Càng có kinh nghiệm, tôi càng thấy rõ việc họ che giấu nỗi sợ hãi bằng cách nói chuyện to tiếng, càng rụt rè, thiếu tự nhiên họ càng không thể che giấu được những cảm xúc của mình, và việc bắt đầu uống rượu cho thấy là họ không thể điều khiển nỗi sợ được nữa. Nhưng tôi lại tin, với một hi vọng mong manh rằng—những “khách hàng đặc biệt” mà Milan vẫn chưa giới thiệu cho tôi—tất cả bọn họ đều lo sợ.Lo sợ cái gì? Tôi mới là người phải run sợ chứ. Tôi là người phải rời khỏi câu lạc bộ rồi biến mất vào một khách sạn xa lạ, và tôi cũng không phải là người có thế lực siêu nhiên hay có vũ khí nguyên tử gì. Đàn ông rất kỳ lạ, tôi không ám chỉ riêng nhưng những người đến Copacabana thôi, tôi muốn nói đến tất cả đàn ông tôi từng gặp. Họ có thể đánh bạn, quát thét vào mặt bạn, hăm dọa bạn, nhưng họ lại thật sự sợ phụ nữ đến chết đi được. Có thể đó không phải là người phụ nữ họ lấy làm vợ, nhưng luôn có một người phụ nữ mà họ thấy sợ và luôn buộc họ phải phục tùng theo sự thất thường của cô ta. Thậm chí người phụ nữ ấy có thể chính là mẹ của họ.”