“Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai.Những ưu tư lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Như một cơn bão lốc tràn qua, những yếu tố của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại đang đe doạ xoá mờ đi hoặc ít nhất cũng là làm lung lay những giá trị đạo đức, tâm linh trong cội nguồn văn hoá dân tộc. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với lớp trẻ, bởi các em như những cây non còn chưa đủ thời gian để bám rễ sâu vững vào lòng đất mẹ, chưa đủ thời gian để cảm nhận và tiếp nhận đầy đủ những giá trị tinh hoa từ truyền thống lâu đời do tổ tiên truyền lại, và đã phải tiếp xúc quá nhiều, quá sớm với những giá trị văn hoá ngoại lai. Mặc dù phần lớn trong đó có giá trị tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội về mặt kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... nhưng cũng có không ít các yếu tố độc hại đối với tâm hồn non trẻ của tầng lớp thanh thiếu niên trong độ tuổi mới lớn.Sự độc hại này không phải do nhận xét chủ quan hay bảo thủ của thế hệ cha anh, mà là một thực tế hiển nhiên vẫn tồn tại từ Đông sang Tây, ở bất cứ xã hội, đất nước nào mà nền văn minh công nghiệp hiện đại phát triển mạnh. Nó được biểu hiện cụ thể qua những số liệu đáng lo ngại về tỷ lệ cao và rất cao của những vụ phạm pháp vị thành niên, có thai và phá thai ở độ tuổi rất sớm, hay những vụ ly hôn không lâu sau ngày cưới... và đi xa hơn nữa là nghiện rượu, là hút, chích ma tuý, rồi dẫn đến trộm cướp, tự tử... Mặc dù mục đích chính là nhắm đến việc hướng dẫn đời sống tinh thần cho lớp trẻ, chúng tôi vẫn hy vọng là loạt sách cũng góp phần củng cố những giá trị văn hoá đạo đức nói chung.Tất cả những điều đó không phải gì khác hơn mà chính là biểu hiện của sự thiếu vắng các giá trị tinh thần, các giá trị tâm linh vốn là cội nguồn của đạo đức, của văn hoá dân tộc. Các nhà giáo dục, các vị lãnh đạo của chúng ta hẳn là đã sớm nhận ra điều này và đã có những phản ứng tích cực, đúng đắn qua hàng loạt các phong trào “về nguồn” cũng như khuyến khích việc xây dựng một nền văn hoá mới “đậm đà bản sắc dân tộc”...Những gì chúng ta đã làm là đúng nhưng chưa đủ. Trong bối cảnh thực tế, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo... đang dần dần phải bó tay trong việc quản lý môi trường tiếp xúc của con em mình. Những điểm dịch vụ Internet mọc lên nhan nhản khắp nơi, và chỉ cần ngồi trước máy tính là các em có thể dễ dàng tiếp xúc với “đủ thứ trên đời” mà không một con người đạo đức nào có thể tưởng tượng ra nổi! Ở mức độ nhẹ nhất cũng là những cuộc tán gẫu (chat) hàng giờ vô bổ trên máy tính, những “chuyện tình” lãng mạn của các cô cậu nhí chưa quá tuổi 15! Và hậu quả không tránh khỏi tất nhiên là năng lực học tập sút giảm, các thói quen xấu hình thành... và hàng trăm sự việc không mong muốn cũng đều bắt đầu từ đó.Xã hội hoá giáo dục là cách duy nhất mà chúng ta có thể làm để đối phó với thực trạng phức tạp này. Và chúng ta đã khởi sự làm điều đó từ nhiều năm qua. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là một sự mở rộng hơn nữa khái niệm “xã hội hoá” và các hình thức giáo dục, trực tiếp cũng như gián tiếp. Một trong những việc làm thiết thực nhất để góp phần vào việc này có thể là cố gắng cung cấp cho các em một loạt những tựa sách có nội dung lành mạnh, hướng dẫn đời sống tinh thần cũng như vun bồi những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc. Việc bảo vệ đời sống tinh thần cho con em chúng ta là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, vì thế chúng tôi thiết nghĩ là tất cả các bậc phụ huynh đều phải tích cực tham gia, tất cả các ngành, các giới... đều phải tích cực tham gia, và hãy tham gia một cách cụ thể bằng những việc làm cụ thể.”

Nguyễn Minh Tiến

Nguyễn Minh Tiến - “Trong khoảng vài thập niên vừa qua...” 1

Similar quotes

“Đừng làm quen với nó, bởi vì nó rất dễ trở thành thói quen; nó là một chất gây nghiện mạnh. Nó có trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong sự đau khổ mà chúng ta cố che giấu, trong những hi sinh mà chúng ta làm, đổ lỗi cho tình yêu vì sự tan vỡ của những giấc mơ. Đau đớn thật khủng khiếp khi nó phô bày bộ mặt thật sự của nó, nhưng nó cám dỗ, lôi cuốn khi nó được trá hình như là một sự hi sinh hay một sự tự phủ nhận. Hay tính hèn nhát. Thế nhưng càng chối bỏ, chúng ta lại càng tìm được cách tồn tại với nó, với sự ve vãn của nó và biến nó thành một phần trong cuộc sống của chúng ta.”“Em không tin điều đó. Không một ai muốn đau khổ cả.”“Nếu em nghĩ em có thể sống mà không đau khổ, đó sẽ là một bước tiến lớn, nhưng đừng tưởng tượng rằng những người khác sẽ hiểu em. Đúng, sự thật là không ai muốn đau khổ, ngay cả những người vẫn tìm kiếm đau đớn và sự hi sinh kia, nhưng rồi họ cảm thấy sự hợp lý, rõ ràng ở đó, và họ đang được nhận sự tôn trọng của con cái, những người chồng, hàng xóm láng giềng, và cả Chúa Trời. Bây giờ chúng ta đừng nghĩ về điều đó nữa; tất cả những gì em cần biết là cách điều khiển cho thế giới này quay tròn, không phải là hành trình kiếm tìm khoái cảm, mà là sự hi sinh quên mình vì tất cả, đó mới là điều quan trọng.Có phải một người lính tham gia các cuộc chiến tranh là để giết quân thù hay không? Không, anh ta ra đi để hi sinh vì Tổ Quốc. Có phải một người vợ muốn chồng thấy mình đang hạnh phúc như thế nào không? Không, cô ấy muốn chồng thấy cô ấy chân tình như thế nào, cô ấy chịu đựng như thế nào để khiến anh ta hạnh phúc. Có phải một người chồng đi làm vì nghĩ rằng anh ta sẽ tìm được sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu cá nhân ở nơi làm việc không? Không, anh ta đang đem những giọt mồ hôi và những giọt nước mắt đổi lấy sự tốt đẹp, an lành cho gia đình. Và vì vậy cuộc sống vẫn có những đứa con trai từ bỏ những giấc mơ của chúng để làm vui lòng cha mẹ, cha mẹ từ bỏ cuộc sống của họ vì con cái; đau đớn và khổ sở được dùng để bào chữa cho một thứ duy nhất đem lại niềm vui sướng: tình yêu.”

Paulo Coelho
Read more

“Sau quãng thời gian tôi đã trải qua với những người đến đây, tôi đã rút ra kết luận rằng tình dục xuất hiện để được sử dụng như một chất gây nghiện: để thoát khỏi hiện thực, để quên đi những rắc rối, để thư giãn. Và giống như tất cả các chất gây nghiện khác, tình dục là một thói quen có hại và có tính hủy hoại. Nếu một người muốn dùng những chất gây nghiện, dưới dạng của tình dục hay bất cứ thứ gì khác, thì đó là vấn đề của họ; và kết quả là những hành động sẽ tốt hơn hay tệ hơn tùy thuộc vào những lựa chọn của họ. Nhưng nếu chúng ta đang nói chuyện trong những thời kỳ tạo nên sự tiến bộ trong cuộc sống, thì chúng ta phải hiểu rằng “đủ tốt” rất khác so với “tốt nhất”.Ngược lại với điều mà các khách hàng của tôi thường nghĩ, không phải bất cứ lúc nào chuyện tình dục cũng có thể được thực hiện. Tất cả chúng ta, ai cũng đều có đồng hồ của riêng mình, và để làm tình được, thì những chiếc kim trên cả hai chiếc đồng hồ đó phải chỉ vào cùng một múi giờ. Không phải điều đó ngày nào cũng xảy ra. Nếu bạn yêu ai đó, thì bạn không thể phụ thuộc vào việc giao hợp của hai người để cảm thấy thoải mái. Hai người sống cùng nhau và yêu nhau cần điều chỉnh những chiếc kim đồng hồ với sự nhẫn nại và kiên trì, họ cần điều chỉnh chơi đùa và “đóng kịch”, cho đến khi họ nhận ra rằng việc làm tình còn mang nhiều ý nghĩa hơn là một cuộc đối mặt, nó là một “sự âu yếm” mang tính sinh lý. Mọi thứ đều quan trọng. Nếu bạn sống cho cuộc đời mình một cách mãnh liệt, bạn sẽ luôn trải nghiệm được niềm khoái lạc và sẽ không cảm thấy cần phải quan hệ. Khi bạn quan hệ, nó sẽ nằm ngoài sự thừa thãi, bởi vì ly rượu vang đã quá đầy để có thể chảy tràn ra một cách tự nhiên, bởi vì điều đó là không thể tránh được, bởi vì bạn đang đáp lại tiếng gọi của cuộc sống, bởi vì vào thời điểm đó, và chỉ thời điểm đó thôi, bạn vừa cho phép bản thân mình đánh mất sự kiểm soát.”

Paulo Coelho
Read more

“Tình yêu mạnh mẽ nhất là tình yêu có thể biểu hiện sự yếu đuối của nó. Dù sao đi nữa, nếu tình yêu của tôi là thực (và không phải chỉ là cách làm sao nhãng bản thân, lừa dối chình mình, và để cho thời gian—thứ mà có vẻ luôn đứng yên trong cái thành phố này—cũng trôi đi)”, thì tự do sẽ chinh phục sự đố kỵ và mọi nỗi đâu mà nó gây ra cho tôi, vì nỗi đau cũng là một phần của quá trình tự nhiên. Bất kỳ ai đã chơi thể thao đều biết điều này: nếu bạn muốn đạt được những mục tiêu của mình, bạn phải chuẩn bị cho việc trải qua sự khó chịu mỗi ngày, đó là sự đau đớn và thiếu thoải mái. Ban đầu, nó không dễ chịu gì và làm mai một dần động cơ thúc đẩy hành động, nhưng cùng lúc ấy bạn lại nhận thấy nó chính là một phần trong quá trình cảm thụ những điều tốt đẹp, và khi thời điểm đó đến, nếu bạn không cảm thấy đau đớn, bạn sẽ có một cảm giác rằng những bài tập thể dục không có hiệu quả như mong đợi.”

Paulo Coelho
Read more

“Tôi còn nhớ một thí nghiệm bạn tôi đã làm ở đại học 45 năm về trước: một con chó bị nhốt lại trong chuồng và bịt miệng không cho sủa trong 7 ngày. Dù vẫn được cho ăn uống đầy đủ, sau khi thả ra, con chó bị những triệu chứng biến thái về tâm lý: trở nên hung dữ, thích cắn và sủa, bị táo bón, sức đề kháng yếu hẳn và không còn trung thành với chủ như trước.Xã hội nào cũng có những bức xúc giận dữ của người dân khi nhìn những cảnh trái tai gai mắt hàng ngày. Ở các xã hội được cơ hội bày tỏ sự bức xúc này bằng lá phiếu hay tự do ngôn luận, người dân thường thoải mái và hành xử văn minh hơn trong các giao tiếp. Có lẽ vì nhu cầu phải 'sủa' là một đòi hỏi của tự nhiên cho tất cả mọi sinh vật, không chỉ riêng cho loài chó? - Một tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam”

Alan Phan
Read more

“Mọi thứ nói với mình rằng mình sắp sửa có một quyết định sai lầm, nhưng mắc phải những lỗi lầm chỉ là một phần của cuộc sống. Thế giới này muốn điều gì ở mình? Có phải nó muốn mình không mạo hiểm nữa và trở về nơi mình đã ra đi bởi mình không có dũng khí để nói “có” với nó không?Mình đã mắc sai lầm đầu tiên khi mình mười một tuổi, khi người con trai ấy hỏi mình xem có thể cho anh ta mượn một cây bút chì không; từ đó trở đi, mình đã nhận ra rằng đôi khi bạn không có cơ hội thứ hai và tốt hơn hết là hãy chấp nhận món quà mà thế giới này ban tặng. Dĩ nhiên là nó mạo hiểm, nhưng có sự mạo hiểm nào lớn hơn nguy cơ chiếc xe bus mà mình đã ngồi trên đó bốn mươi tám tiếng đồng hồ để đến đây có thể gặp tai nạn? Nếu mình phải trung thực với một ai đó hay một điều gì đó, thì mình phải làm, và đầu tiên, là phải trung thực với chính bản thân mình đã. Nếu mình đang tìm kiếm một tình yêu đích thực, thì đầu tiên mình phải loại bỏ những tình yêu tầm thường ra khỏi con người mình đã. Kinh nghiệm ít ỏi mà mình có đã dạy mình rằng không ai sở hữu được bất kỳ thứ gì cả, rằng mọi thứ đều là ảo ảnh—và ảo ảnh đó tác động vào thể xác cũng như là linh hồn của mọi vật vậy. Bất kỳ ai đã đánh mất một thứ gì đó mà họ nghĩ rằng nó là của họ mãi mãi (như nó đã thường xuyên xảy ra với mình thời gian vừa qua), cuối cùng đều nhận ra rằng không có gì thật sự thuộc về họ cả.Và nếu không có gì thuộc về mình cả, thì thật là vô ích khi lãng phí thời gian để chăm lo cho những thứ không phải là của mình; tốt nhất là hãy sống như thể hôm nay là ngày đầu tiên (hay cũng có thể là ngày cuối cùng) của cuộc đời.”

Paulo Coelho
Read more