“Triết lý là biến hơi thở thành khói thuốc, và triết gia là những kẻ bị ung thư tinh thần.”

Phạm Công Thiện

Phạm Công Thiện - “Triết lý là biến hơi thở thành khói...” 1

Similar quotes

“Âm nhạc là sự giác ngộ cao hơn cả triết học và tri thức.”

Beethoven
Read more

“Bí mật để biến thành một kẻ buồn chán... là cái gì cũng kể.”

Voltaire
Read more

“Trong tất cả những thứ được viết ra, ta chỉ yêu những gì được tác giả viết bằng máu của mình. Ngươi viết bằng máu đi, rồi ngươi sẽ biết được rằng máu chính là tinh thần.Hiểu một dòng máu xa lạ không phải là điều dễ: ta thù ghét tất cả những kẻ vô công rồi nghề ngồi đọc sách.Kẻ nào đã biết rõ độc giả thì sẽ chẳng làm gì cho người độc giả nữa. Hãy còn cả một thế kỉ độc giả nữa,- và chính tinh thần cũng sẽ bốc mùi hôi thối.Dành cho mọi người quyền học đọc, rốt cuộc lại làm hại đến những văn tự, nhưng cả tư tưởng nữa.Xưa kia tinh thần là thượng đế, rồi tinh thần trở thành người, rồi bây giờ nó hóa thành đám tiện dân.Kẻ nào dùng máu mình để viết những châm ngôn đều không muốn được đọc đến, nhưng muốn được học thuộc lòng.Trên miền núi cao, con đường ngắn nhất là con đường dẫn từ đỉnh này sang đỉnh kia; nhưng muốn theo con đường ấy, ngươi phải có đôi chân vạn dặm. Những châm ngôn phải là những đỉnh cao, vì những kẻ mà ta ngỏ lời phải là những con người cao đại tráng kiện.”

Friedrich Nietzsche
Read more

“Khi một kẻ được đối xử đặc biệt hơn những kẻ khác, tự nhiên hắn trở thành cái gai trong mắt những kẻ còn lại.Dù bản thân hắn và những kẻ không ưa hắn, xét cho cùng thì cũng chẳng ai ác độc gì.”

Nguyễn Nhật Ánh
Read more

“Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai.Những ưu tư lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Như một cơn bão lốc tràn qua, những yếu tố của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại đang đe doạ xoá mờ đi hoặc ít nhất cũng là làm lung lay những giá trị đạo đức, tâm linh trong cội nguồn văn hoá dân tộc. Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với lớp trẻ, bởi các em như những cây non còn chưa đủ thời gian để bám rễ sâu vững vào lòng đất mẹ, chưa đủ thời gian để cảm nhận và tiếp nhận đầy đủ những giá trị tinh hoa từ truyền thống lâu đời do tổ tiên truyền lại, và đã phải tiếp xúc quá nhiều, quá sớm với những giá trị văn hoá ngoại lai. Mặc dù phần lớn trong đó có giá trị tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội về mặt kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... nhưng cũng có không ít các yếu tố độc hại đối với tâm hồn non trẻ của tầng lớp thanh thiếu niên trong độ tuổi mới lớn.Sự độc hại này không phải do nhận xét chủ quan hay bảo thủ của thế hệ cha anh, mà là một thực tế hiển nhiên vẫn tồn tại từ Đông sang Tây, ở bất cứ xã hội, đất nước nào mà nền văn minh công nghiệp hiện đại phát triển mạnh. Nó được biểu hiện cụ thể qua những số liệu đáng lo ngại về tỷ lệ cao và rất cao của những vụ phạm pháp vị thành niên, có thai và phá thai ở độ tuổi rất sớm, hay những vụ ly hôn không lâu sau ngày cưới... và đi xa hơn nữa là nghiện rượu, là hút, chích ma tuý, rồi dẫn đến trộm cướp, tự tử... Mặc dù mục đích chính là nhắm đến việc hướng dẫn đời sống tinh thần cho lớp trẻ, chúng tôi vẫn hy vọng là loạt sách cũng góp phần củng cố những giá trị văn hoá đạo đức nói chung.Tất cả những điều đó không phải gì khác hơn mà chính là biểu hiện của sự thiếu vắng các giá trị tinh thần, các giá trị tâm linh vốn là cội nguồn của đạo đức, của văn hoá dân tộc. Các nhà giáo dục, các vị lãnh đạo của chúng ta hẳn là đã sớm nhận ra điều này và đã có những phản ứng tích cực, đúng đắn qua hàng loạt các phong trào “về nguồn” cũng như khuyến khích việc xây dựng một nền văn hoá mới “đậm đà bản sắc dân tộc”...Những gì chúng ta đã làm là đúng nhưng chưa đủ. Trong bối cảnh thực tế, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo... đang dần dần phải bó tay trong việc quản lý môi trường tiếp xúc của con em mình. Những điểm dịch vụ Internet mọc lên nhan nhản khắp nơi, và chỉ cần ngồi trước máy tính là các em có thể dễ dàng tiếp xúc với “đủ thứ trên đời” mà không một con người đạo đức nào có thể tưởng tượng ra nổi! Ở mức độ nhẹ nhất cũng là những cuộc tán gẫu (chat) hàng giờ vô bổ trên máy tính, những “chuyện tình” lãng mạn của các cô cậu nhí chưa quá tuổi 15! Và hậu quả không tránh khỏi tất nhiên là năng lực học tập sút giảm, các thói quen xấu hình thành... và hàng trăm sự việc không mong muốn cũng đều bắt đầu từ đó.Xã hội hoá giáo dục là cách duy nhất mà chúng ta có thể làm để đối phó với thực trạng phức tạp này. Và chúng ta đã khởi sự làm điều đó từ nhiều năm qua. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập ở đây là một sự mở rộng hơn nữa khái niệm “xã hội hoá” và các hình thức giáo dục, trực tiếp cũng như gián tiếp. Một trong những việc làm thiết thực nhất để góp phần vào việc này có thể là cố gắng cung cấp cho các em một loạt những tựa sách có nội dung lành mạnh, hướng dẫn đời sống tinh thần cũng như vun bồi những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc. Việc bảo vệ đời sống tinh thần cho con em chúng ta là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, vì thế chúng tôi thiết nghĩ là tất cả các bậc phụ huynh đều phải tích cực tham gia, tất cả các ngành, các giới... đều phải tích cực tham gia, và hãy tham gia một cách cụ thể bằng những việc làm cụ thể.”

Nguyễn Minh Tiến
Read more